Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Làm gì nếu bong gân khi tập thể hình

Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bạn có thể bắt đầu vận động khớp trở lại bằng các bài tập nhẹ, như xoay khớp tay từ từ, từ phải sang trái, từ trái sang phải hay ngược. Ngoài ra bài tập xoay 2 viên bi trong lòng bàn tay cũng giúp tay mau lành.
Để điều trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách điều trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.
Để đề phòng bong gân, nên mang bao khớp gối, bao cổ chân trong hoạt động thể thao. Bình thường, nên thực hiện các bài tập làm tăng trương lực các cơ quanh khớp cổ chân, khớp gối.Các bài tập khởi động trước khi chơi thể thao.

Bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc cổ truyền rất công hiệu như :

- Rau hẹ tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ tổn thương. Ngày đắp 1-2 lần.
- Lá bưởi tươi rửa sạch, giã nát, trộn với ít rượu trắng đắp vào chỗ đau, mỗi ngày 1-2 lần.
- Lá cây nhãn sấy khô, giã nát, trộn với bột chín làm thành hồ, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày có thể làm 1-2 lần.
- Lạc nhân 60 g, băng phiến 5 g, giã nát, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 1 lần.
- Lá sen tươi 60 g, hạt dành dành 12 g. Cả hai vị đem giã nát, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 1 lần.
- Dây bí ngô 50 g, gừng tươi 20 g, giã nát đắp vào chỗ đau, có thể dùng băng để cố định thuốc tại chỗ đau, thỉnh thoảng nhỏ thêm ít rượu loãng vào miếng thuốc đắp.
- Hành củ, gừng già và cỏ gấu lượng bằng nhau, giã nát rồi trộn với bột mỳ và rượu trắng, đắp vào chỗ đau.
- Pha mật gấu với rượu trắng nhạt, trong uống ngoài xoa; có tác dụng tiêu sưng nề, tan máu tụ, giảm đau nhanh.
- Hành 2-3 củ, đậu phụ 60 g, giã nát rồi đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 1 lần.
(BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khoẻ & Đời Sống)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Người theo dõi