Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Phương Pháp Hít Thở Của DSTP

Theo sự yêu cầu: "Dưỡng Sinh Thức Pháp nên phổ biến phương pháp hít thở trong các thao tác" của ông Michael G. leQuang, một đọc giả luôn quan tâm đến các sinh hoạt của Dưỡng Sinh Thức Pháp trên báo chí, Dưỡng Sinh Thức Pháp xin đăng lại bài ghi chú của ông để mọi người có thể tham khảo.   Bài "Chỉ Dẫn Tập Thở"dưới đây do ông ghi chú sau khi tham khảo phương pháp tập luyện với Nguyễn Quang Đạt vào ngày 12-12-09.

CHỈ DẪN TẬP THỞ THEO PHƯƠNG PHÁP  DƯỠNG SINH THỨC PHÁP

Michael G. LeQuang 

Điều Tối Quan Trọng :

Trước khi bắt đầu vào học phương pháp thở theo kỹ thuật dưỡng sinh người tập cần phải biết rõ mình bị huyết áp cao -- hay bị huyết áp thấp. Phương pháp bắt buộc phải xác minh trọng điểm ấy trước khi áp dụng kỹ thuật tập thở dưỡng sinh. Bài hướng dẫn sau đây đặt trọng tâm vào  trường hợp người bị cao máu (hypertension/ blood pressure high) vì đại đa số người lớn tuổi hay bị cao máu hơn.

1- Nguyên tắc căn bản là : nếu thở vào sâu thì “nội khí [氣 khí : Hơi thở] sẽ dồn lên đầu, tất nhiên làm áp huyết cao hơn lên, là điều phải tránh. Vì lý do ấy, nếu bị áp huyết cao, thì lúc thở vào (tiếng Anh = inhale; tiếng Pháp = aspirer) ta phải thở nhẹ nhàng, tự nhiên , không cố gắng và tuyệt đối tránh thở sâu. Lúc thở ra (tiếng Anh = exhale; tiếng Pháp = expirer) thì trái lại ta nên thở thật dài, càng lâu càng tốt -- hay nếu cần thở ra mạnh để làm nhẹ đi áp lực của “khí” trong người;

2- Lúc thở ra, giai đoạn quan trọng nhứt, phải dùng “Ý dẫn Khí” (tức là tâp trung ý nghĩ: Ý-Khí-Lực) và áp dụng phương pháp phản lực tự nhiên của hơi thở. Tại sao? Nếu ta quan sát kỹ thì sẽ nhận thức rằng khi thở ra (bằng mũi hoặc miệng) thì cũng cùng lúc có một luồng khí nạp vào thân, va khí này được hoán chuyển thành “chân khí” hay “nội khí” lưu chuyển trong thân. Nên nhớ hạ hoành cách   (tiếng Anh = diaphragm) xuống bụng, hơi phình ra khi ta thở ra. Khi ta hít vào thì bụng phải thóp lại, kéo hoành cách mô lên. . Nhờ di chuyển hoành cách mô như vậy --  khi hít vào cũng như thở ra (giống như một ống bơm hơi) – ta giúp các cơ quan trong nội tạng được kích thích. Dụng ý là  phối hợp hơi thở với hoành cách mô để chuyển khí -- chuyển  “khí” từ ngực (chấn thuỷ hay trung đan điền) xuống hạ đan điền (khí hải = lower part of the abdomen; pelvic region) và dần dần đi xuống hai bàn chân (huyệt “dũng tuyền” ). Vì vậy nếu tập mà hai bàn chân cảm thấy ấm áp, là động tác đã đạt đúng tiêu chuẩn. Nói tóm lại, khi hít trở lại (thở vào) là ta đã hoàn tất một vòng tròn thở ra thở vào, tức là đã đi hết một chu kỳ.

Ghi chú : áp dụng phương pháp hít thở theo phương pháp dưỡng sinh này là khi hít vào thì nâng hoành cách mô lên (hoành cách mô hay cách mô = diaphragm ), làm bụng phải thóp lại, và khi thở ra thi hạ hoành cách mô xuống, bụng phình ra.  Trái với phương pháp luyện tập thông thường là khi hít vô thì bụng phình ra và khi thở ra thì bụng thóp lại.

3- Động tác giản dị nhất là áp dụng phương pháp hít thở bằng thân pháp qua sự xoay tròn của bả vai (phương pháp này còn giúp cho nhịp đập của tim được điều hòa, châm rãi). Uốn (xoay tròn) bã vai đưa ra phía sau nữa vòng tròn (vai xách lên cao)  – lúc ta hít vào (nhớ hít vào nhẹ nhàng và tuyệt đối không nén hơi) -- với chủ đích đem  “khí” tràn vào phổi. Rớt bả vai xuống để hoàn tất một vòng tròn lúc thở ra (nhớ thở sâu khi thở ra). Bả vai vì thế cũng xoay tròn thành một chu kỳ.

4- Một động tác khác là dùng hai tay giang (giương  ra – như chữ thập – lúc thở vào (nhẹ nhàng, không thở sâu), với chú ý là hai xương vai ngoài sau lưng (deltoids) gần chạm vào nhau để tác động đến huyệt “Đại chùy”.

Lúc thở ra, ta từ từ xếp hai tay trước ngực (các ngón tay đâu lại với nhau) cùng lúc thở ra chậm rãi, di chuyển “khí” ra ngoài.

* Lưu ý:  Đối với người tập bị áp huyết cao thi khi hít/thở nên tập trung một phần ý nơi huyệt “Dũng tuyền” (nơi lòng bàn chân, trên cao giữa bàn chân một chút ),  thở ra dài, nhiều hơn hít vô.

Đối với người bị huyết áp thấp thi khi hít thở luôn tập trung một phần ý trên “bách hội” (đỉnh đầu).

KẾT LUẬN:

Phép thở của dưỡng sinh quan trọng vô cùng, cho mọi lứa tuổi, vừa để chuẩn bị trước khi thi hành các thao tác, vừa gây ra phúc lợi luân chuyển nội khí điều hoà trong cơ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Người theo dõi